Đây là lần thứ sáu sự kiện Những Ngày Văn Học Châu Âu được tổ chức tại Hà Nội, và là lần đầu tiên mở rộng tại thành phố Hồ Chí Minh. Với sự góp mặt của tám quốc gia đến từ Châu Âu, lễ hội văn học đa sắc màu này hứa hẹn sẽ đem lại những trải nghiệm văn hóa tuyệt vời cho người yêu sách, bao gồm các hoạt động như giới thiệu sách, triển lãm, đọc truyện, giao lưu, hội thảo, chiếu phim, thi viết văn sáng tạo, xưởng vẽ, và đặc biệt tuần lễ tôn vinh và giảm giá sách Châu Âu tại Đường sách Nguyễn Văn Bình, Tp . Hồ Chí Minh!
Hoạt động hợp tác đầu tiên là một triển lãm giữa các nghệ sĩ Việt Nam và nghệ sĩ Đan Mạch, được khai mạc lúc 17 giờ ngày 4.5 và kéo dài đến ngày 7.5 tại Trung tâm Văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền, Hà Nội).
Triển lãm “Mỗi bức tranh đều mang một câu chuyện”. Triển lãm những ngày Văn học Châu Âu lần thứ 6 năm 2016 mang tên “Mỗi bức tranh đều mang một câu chuyện”, giới thiệu các tác phẩm truyện tranh nổi của Đan Mạch qua 66 bức tranh chiếu sáng. Tại đây cũng trưng bày 19 tác phẩm là kết quả của sự hợp tác mới nhất giữa họa sỹ Đan Mạch và Việt Nam cùng minh họa một câu tành ngữ, tục ngữ phổ biến của hai nước.
Truyện tranh là cầu nối, là trải nghiệm đầu tiên về thế giới. Truyện tranh đóng vai trò hình thành nhân cách của trẻ, giúp khơi gợi trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo cho các em.
Đến với triển lãm, các khán giả Việt Nam và đặc biệt là các bạn nhỏ sẽ có dịp thưởng thức hình ảnh các cuốn sách tranh đầy màu sắc sống động được chiếu sáng từ bên trong. Những cuốn sách là tác phẩm của 20 họa sỹ minh họa người Đan Mạch, từ những bậc thầy như Arne Ungermann, Ib Spang Olsen cho đến những họa sỹ được yêu thích của Đan Mạch hiện nay Jacob Martin Strid, người đã có tác phẩm được xuất bản tại Việt Nam.
Thông qua triển lãm, các nghệ sỹ muốn thể hiện sự tương đồng cũng như khác biệt giữa hai nền văn hóa Việt Nam và Đan Mạch. “Chúng tôi rất tự hào về sự hợp tác giữa các nghệ sỹ Việt Nam, Đan Mạch, bởi vì chúng tôi hiểu được tầm quan trọng của trao đổi văn hóa và sáng tạo đới với sự phát triển xã hội…”, đại sứ Charlotte Laursen phát biểu. Triển lãm cũng giới thiệu các tác phẩm hợp tác giữa nghệ sĩ 2 nước nhằm minh họa các câu thành ngữ, tục ngữ Việt Nam và Đan Mạch. Thông qua triển lãm, các nghệ sĩ muốn thể hiện sự tương đồng cũng như khác biệt giữa hai nền văn hóa Việt Nam và Đan Mạch. Dự án hợp tác này do NXB Kim Đồng điều phối.
Hoạt động thứ 2 được tổ chức từ 15h30-17h ngày 6.5 tại Viện Goethe (56-58 Nguyễn Thái Học, Hà Nội). Tại đây, các nhà văn và họa sĩ Đan Mạch sẽ chia sẻ với khán giả những kinh nghiệm của họ về phương pháp sáng tác tiểu thuyết lịch sử.
Nhà văn Nanna Gyldenkærne, nhà văn Sally Altschuler và họa sĩ minh họa Tove Krebs Lange sẽ trò chuyện về mối liên quan giữa sự thật và hư cấu cũng như sự tự do biểu hiện nghệ thuật trong sáng tác.
“Chúng tôi rất tự hào về sự hợp tác giữa các nghệ sĩ Việt Nam và Đan Mạch, bởi chúng tôi hiểu được tầm quan trọng của trao đổi văn hóa và sáng tạo đối với sự phát triển xã hội. Từ năm 2011, Những Ngày Văn Học Châu Âu đã được tổ chức thường niên tại Hà Nội bởi EUNIC, Hiệp hội các Viện văn hóa và các Đại sứ quán Châu Âu với mục đích tôn vinh và chia sẻ những tinh hoa văn học từ Châu Âu tới bạn đọc Việt Nam. Và lần đầu tiên vào năm 2016, sự kiện vươn rộng ra thành phố Hồ Chí Minh nhờ sự hỗ trợ của Phái Đoàn Liên minh Châu Âu, mở ra thêm nhiều cơ hội cho những độc giả Việt Nam giao lưu và trải nghiệm với nền văn học Châu Âu.
Ba địa điểm diễn ra sự kiện tại Hà Nội bao gồm Viện Goethe, Trung tâm van hóa Pháp L’Espace và Trung tâm văn hóa Ý Casa Italia. Tại T.p Hồ Chí Minh, ba địa điểm gồm Đường Sách Nguyễn Văn Bình, IDECAF và Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp.HCM.
Đỗ Bảo
Ban Tuyên giáo Trung ương
Topbrand.asia
Hội nhà văn Việt Nam
Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam
Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
UBND thành phố Hà Nội
UBND tỉnh Kiên Giang
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Chuyên trang Đời sống và thể thao